Ngày 9/11/2022, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học tiếng Anh đã tổ chức seminar với chủ đề “Đánh giá hoạt động nói trong giáo trình Speakout Pre-intermidiate 2nd” do ThS. Vũ Khánh Linh, ThS. Phạm Hương Lan trình bày.

leftcenterrightdel
 ThS. Vũ Khánh Linh trình bày seminar

Có rất nhiều các nhân tố quyết định đến chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh, một trong số đó phải kể đến tầm quan trọng của việc lựa chọn giáo trình. Theo Tomlinston (2011), giáo trình được coi như khung xương sống của toàn bộ 1 khoá học. Trong 4 kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng nói luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người học bởi lẽ mục tiêu chính của việc học ngoại ngữ là giúp người học có thể giao tiếp và truyền đạt được thông tin (Rao, 2019). Vì vậy, việc sử dụng giáo trình giúp thúc đẩy kỹ năng nói là vô cùng cần thiết. Trong đó, việc đánh giá năng lực giao tiếp (communicative competence) được xem là yếu tố quyết định.

leftcenterrightdel
 

Trong suốt quá trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy rằng kỹ năng nói là kỹ năng sinh viên đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm giúp cải thiện chất lượng giảng dạy kỹ năng nói cho sinh viên toàn trường, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích hoạt động nói trong cuốn giáo trình Speakout Pre-intermiadiate 2nd hiện đang dùng giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam với mục tiêu đánh giá mức độ cải thiện năng lực giao tiếp của sinh viên.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với đối tượng nghiên cứu là cuốn giáo trình Speakout Intermiadiate 2nd với 12 bài giảng  của nhà xuất bản Pearson. Nhóm tác giả sử dụng bảng phân loại các hoạt động nói theo mức độ đánh giá năng lực giao tiếp (communicative competence) của Littlewood (2003). Theo Littlewood (2003) hoạt động nói được phân thành 5 nhóm chính: Non-communicative learning, Pre-communicative language practice, Communicative language pratcice, Structured communicative và Authentic communicaton..

Nghiên cứu tiến hành đánh giá 261 hoạt động nói trong giáo trình Speaout Pre-intermiadiate. Kết quả cho thấy rằng Pre-communicative language practice là hoạt động xuất hiện phổ biến nhất trong sách với 33,3%, xếp sau đó là Authentic communication chiếm 21,1%. Những con số này khẳng định rằng  giáo trình đang sử dụng giảng dạy đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên so với những cuốn giáo trình cũ. Tuy vậy, hầu hết các hoạt động trong sách là các hoạt động thảo luận, điểm hạn chế này là điều mà cuốn sách nên được cải thiện nhằm tăng hứng thú học tập của sinh viên.

Từ kết quả của nghiên cứu trên, nhóm tác giả thấy rằng, để tăng hiệu quả của việc giảng dạy kỹ năng nói cho sinh viên, giảng viên cần thêm nhiều nguồn tài liệu chính thống ngoài giáo trình hiện có như những bài báo tiếng Anh, những đoạn clip ngắn. Bên cạnh đó, giảng viên nên sử dụng đa dạng các hoạt động nói xuyên suốt các bài giảng. Thảo luận nhóm, thuyết trình, role play, biện luận là một vài hoạt động nói mà nhóm nghiên cứu gợi ý.

Nhóm NCM