Tiếp sau cây lúa, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tiết kiệm công lao động và cơ giới hóa đang dần được áp dụng đối với cây ngô để hạn chế áp lực về nhân công và hạ giá thành sản phẩm. Giống ngô lai đơn VNUA36, một sản phẩm của nhóm Nghiên cứu mạnh Cây Màu – Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ có thể là giải pháp kỹ thuật phù hợp cho mục tiêu này.

Trong khuôn khổ thực hiện Dự án phát triển sản xuất giống ngô lai VNUA36 tại các tỉnh phía Bắc do nhóm Nghiên cứu mạnh Cây màu thực hiện, vụ Xuân 2021, hai điểm trình diễn thử nghiệm giống ngô VNUA36 với quy mô 2 héc-ta cho mỗi điểm được trồng tại các xã thuộc huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ. Với mục tiêu tiến tới công nhận lưu hành giống ngô lai VNUA36 cho các tỉnh phía Bắc, nhóm kết hợp xây dựng mô hình với hoàn hiện các quy trình canh tác tại Phú Thọ và Nghệ An.

Tại Phú Thọ, mô hình trình diễn nhỏ tại 2 điểm xã Bằng Giã và xã Lâm Lợi huyện Hạ Hòa được các hộ tham gia đánh giá cao so với một số giống ngô được trồng trước đây. Chất lượng hạt giống tốt nên ngô VNUA36 gieo mọc nhanh, mọc đều, không khuyết mật độ. Cây ngô sinh trưởng khỏe, ít nhiễm sâu bệnh và có nhiều điểm khác biệt như bộ lá đứng gọn, xanh bền. Bắp ngô to và đầy hạt. Qua nhiều đợt mưa khá to nhưng ngô không bị nao đổ.

Kết thúc vụ ngô Xuân 2021, mô hình trồng ngô VNUA36 của hộ nhà chị Cát Thị Phương Liên trên khu vực đất bãi ở thôn Liên Hoa, xã Bằng Giã, Hạ Hòa, Phú Thọ cho thu hoạch vào ngày 5/6/2021, với thời gian từ gieo trồng đến thu hoạch là 106 ngày. Đứng bên xe cải tiến chở bắp vừa thu hoạch từ ruộng về, chị Liên chia sẻ “Giống này khác, khác hoàn toàn. Giống ngô từ trước đang trồng hình như là thoái hóa, bắp bé lắm. Giống này thứ nhất là lá bi rất là mỏng bóc một đống ngô to mà bi có một tý, thứ hai là sâu cay. Nhà mình quanh năm tra ngô nên mình biết”. Hộ nhà anh Lê Kim Ngọc bổ sung “Người ta không tin còn bảo là bi mỏng chắc là do nhà mình đã bóc bớt đi vì họ thấy mấy cái giống kia bi dầy lắm. Để bóc kéo dài xuống phía dưới, phải dùng dao rạch vỏ đầu bi mới bóc được ”. Anh chị dự đoán với số lượng bắp to như vừa thu hoạch, sau khi phơi khô sẽ đạt từ 2,6-2,7 tạ/sào với giống ngô mới này. Như vậy, năng suất dự kiến ở các mô hình tại Phú Thọ có thể đạt từ 75-77 tạ hạt khô/ha.

Trên mảnh sân gạch đầy bắp mới thu về, bà Nguyễn Thị Chén phấn khởi nói “Vụ tới có giống này sẽ làm tiếp. Giống ngô này gì mà lạ, bắp cứ dài tườn tườn mà vẽ (tẽ) dễ lắm”. Sau khi nói xong còn trực tiếp biểu diễn bẻ một bắp ngô và tẽ hạt nhanh chóng ngay tại ruộng”.

leftcenterrightdel
Thu hoạch giống ngô VNUA36 của hộ chị Liên ở xã Bằng Giã,Hạ Hòa, Phú Thọ
 Thu hoạch giống ngô VNUA36 của hộ chị Liên ở xã Bằng Giã,Hạ Hòa, Phú Thọ
 

VNUA36 là giống ngô lai đơn đã được công nhận cho sản xuất thử cuối năm 2018. Giống được lai tạo từ nguồn vật liệu mới theo hướng gọn cây, dễ trồng với mật độ dày, dễ thu hoạch, dễ tẽ hạt, giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhân công trực tiếp; phù hợp với hướng sản xuất ngô cơ giới nhằm giảm giá thành sản phẩm. Giống ngô lai VNUA36 có nhiều đặc tính khác hẳn so với các giống ngô đang lưu hành trên thị trường. Hiện nay, Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng đang tiếp tục triển khai mở rộng diện tích trồng giống ngô tại khu vực trung du miền núi phía Bắc và khu vực bắc Trung bộ với sự đồng hành của Công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed).

leftcenterrightdel
 Mô hình thử nghiệm giống ngô VNUA36 tại Lâm Lợi, Hạ Hòa, Phú Thọ vụ Xuân 2021
leftcenterrightdel
Mô hình thử nghiệm giống ngô VNUA36 tại Lâm Lợi, Hạ Hòa, Phú Thọ vụ Xuân 2021
 Thu hoạch bắp VNUA36 vụ Xuân 2021

Viện Nghiên cứu phát triển Cây trồng và Vietseed đã ký kết thỏa thuận hợp tác cho việc khai thác và sản xuất hạt giống F1 nhằm mở rộng vùng sản xuất ngô VNUA36 trong thời gian chờ đợi giống được công nhận lưu hành theo quy định của Luật Trồng trọt mới.

                                    Vũ Thị Bích Hạnh

Nhóm Nghiên cứu mạnh Cây Màu