Trần Đức Viên, Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Nguyễn Thanh Lâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong lịch sử phát triển Việt Nam, Nông nghiệp luôn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập quốc gia với 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Nông nghiệp Việt Nam đã chuyến biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, sản xuất nền kinh tế thị trường theo hướng giá trị gia tăng và hội nhập quốc tế (Bộ NNPTNT, 2018). Tuy nhiên, việc đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp đã và đang gây ra nhiều tác động lớn đến môi trường (Cassou  & cs. 2017; Đinh Xuân Tùng, 2017; Đặng Kim Chi, Nguyễn Hoàng Ánh, 2019) và đang gặp rất nhiều thách thức trong hội nhập kinh tế Quốc tế (Hà Thị Thu Thủy, 2019).  Nhận thức được vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (VD: Quy chuẩn Vietgaps, Thông tư 44/2010, QCVN 62/2015), thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam trong các công ước quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính và rác thải nhựa và chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam (Quyết định số 1216/QĐ-TTg/2016). Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Cassou  & cs. 2017), Cục chăn nuôi (Vũ Chí Cương, 2014; Đinh Xuân Tùng, 2017), Cục Trồng trọt, Cục Nuôi trồng thủy sản đã khẳng định hiệu quả thực thi các văn bản về môi trường còn hạn chế do chúng ta còn thiếu về nguồn lực con người và cơ sở vật chất. Để đánh giá tổng hợp môi trường nông nghiệp, bài viết được thực hiện nhằm tổng quan các trường hợp ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát triển nông nghiệp theo định hướng bền vững.

leftcenterrightdel
 Hiện trạng hầm biogas tại TT Huế (Ảnh: Bùi Văn Đoàn)
leftcenterrightdel
Hiện tượng đốt rơm rạ tại một số vùng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 

Xem chi tiết tại đây. 

(Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/)