leftcenterrightdel
GS.TS Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIV
 GS.TS Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Đại biểu Quốc hội khóa XIV

Mặc dù, trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2020, một năm khó khăn chồng chất khó khăn, chúng ta phải gánh chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có do dịch bệnh, thiên tai khó lường, do các yếu tố bất lợi và các xung đột địa-chính trị gây ra, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, sáng tạo của Đảng, QH, CP, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, Việt nam đã vượt quá khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã trở thành ngôi sao sáng trên trường quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và khôi phục phát triển kinh tế.

Báo cáo của Chính phủ đã đề cập đến nhiều nhiệm vụ và giải pháp có tính khả thi cao để vừa sẵn sàng, chủ động ứng phó, giảm thiểu những thiệt hại do COVID-19 và thiên tai bão lũ gây ra và vừa để phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Trong nhiệm vụ, giải pháp thứ 5 của báo cáo, Chính Phủ đã đặc biệt chú trọng đến đội ngũ nhân lực KHCN trình độ cao, coi KHCN và ĐMST là nền tảng cho sự phát triển KTXH của đất nước. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của chính phủ và cho rằng đây là một giải pháp đúng đắn, mang tính đột phá, tạo động lực then chốt để phát triển triển nền kinh tế tri thức nhanh và bền vững, cho cả hiện tại và tương lai.

Liên quan đến vấn đề KHCN và ĐMST, trong kỳ họp thứ 9 đã có một số ý kiến về vai trò, tầm quan trọng và quan điểm chung về cơ chế chính sách để phát triển hệ sinh thái ĐMST. Đặc biệt chú trọng đến phát triển mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ - từ tiếng Anh nguyên bản là “Spin off”-  một mô hình mà thế giới coi là hiệu quả thiết thực để phát triển và thương mại hóa các công nghệ được nghiên cứu thành công từ các trường Đại học.

Hiện Việt Nam có 237 trường Đại học, với 16.500 tiến sỹ , 574 GS, 4.113 PGS; hàng năm đào tạo khoảng 1.500 tiến sĩ, hơn 36.000 thạc sĩ và gần 1,5 triệu sinh viên đại học. Các trường ĐH có quan hệ HTQT với hầu hết các tổ chức KHCN hàng đầu trên thế giới. Hàng năm có khoảng vài ngàn đề tài NCKH các cấp được triển khai từ các trường Đại học tạo ra nhiều công nghệ, kỹ thuật mới rất cần cho thực tế sản xuất và đời sống. Đây thực sự là một nguồn lực quý có tiềm năng to lớn mà chúng ta cần phát huy, khai thác để đóng góp tích cực cho hoạt động KHCN và ĐMST tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Nhiều năm qua, Đảng, QH, Chính Phủ đã rất nỗ lực cố gắng đổi mới cơ chế, ban hành các luật về KHCN và GDĐH,... để phát huy các nguồn lực trên từ trường ĐH, mặc dù, KHCN và ĐMST của các trường ĐH và Viện NC đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên những đóng góp từ khu vực này cho sự phát triển kinh tế đất nước vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, nhiều công nghệ, sản phẩm của đề tài nghiên cứu chưa được chuyển giao hay thương mại hóa để tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội.

Khi mô hình tự chủ ĐH ra đời, cùng với tinh thần quốc gia khởi nghiệp đã cho phép hình thành các Doanh nghiệp trong trường ĐH. Thực tế hiện nay cho thấy mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) đã được quan tâm nhiều, tuy nhiên mô hình Doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin off) thì chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự có những cơ chế để khuyến khích thúc đẩy mô hình này phát triển ở các trường ĐH.

Doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (Spin off) là doanh nghiệp hình thành trong trường ĐH để thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học do chính các nhà khoa học nắm giữ công nghệ hay bằng sáng chế.  Mô hình này tạo cơ chế thuận lợi để các nhà KH tự khởi nghiệp bằng chính các công nghệ của mình, và có thể thu hút các đối tác ngoài xã hội cùng tham gia nghiên cứu, đổi mới công nghệ và thương mại hóa sản phẩm công nghệ một cách minh bạch, hiệu quả để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất phục vụ XH.

Mô hình doanh nghiệp khởi nguồn CN (spin off) đã rất thành công ở nhiều trường ĐH trên thế giới, như các trường MIT (Hoa kỳ), ĐH KU Leuven (Bỉ), ĐH Wageningen (Hà Lan) và ĐH Qeensland (Úc) hàng năm tạo ra khoảng 100-200 doanh nghiệp spin off, với doanh thu khá lớn và tạo ra nhiều việc làm.

Để khai thác và phát huy tiềm năng KHCN và ĐMST to lớn của trường Đại học, Viện NC, để mô hình doanh nghiệp Khởi nguồn công nghệ (spin-off) của trường ĐH thực sự hiệu quả, tôi kiến nghị Quốc Hội và Chính phủ một số điểm như sau:

- Rà soát, hoàn thiện các văn bản dưới luật của Luật giáo dục đại học sửa đổi, Luật Khoa học và công nghệ; và một số luật liên quan khác, đưa ra hướng dẫn hình thành, vận hành doanh nghiệp Khởi nguồn công nghệ (spin off) trong trường đại học; nhất là các chính sách thúc đẩy thị trường KHCN,  thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, phát triển các quỹ ĐMST, quỹ hỗ trợ rủi do.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược KHCN quốc gia, quy hoạch, dự báo nhu cầu đổi mới công nghệ gắn với quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, viện nghiên cứu, trung tâm KHCN quốc gia đủ mạnh để giải quyết các bài toán về công nghệ phù hợp chiến lược mới phục vụ phát triển KT-XH.

- Có chính sách thực sự đột phá và thiết thực để huy động đội ngũ trí thức khoa học đông đảo từ các trường ĐH, viện NC tích cực tham gia vào hoạt động ĐMST quốc gia. Ngoài ra cần rà soát đánh giá lại và bổ sung mới các chính sách để thu hút đội ngũ các nhà khoa học quốc tế và Việt Kiều đóng góp cho hoạt động KHCN và ĐMST của VN.

Bà Nguyễn Thị Lan khẳng định, KHCN và hệ sinh thái ĐMST có vai trò nền tảng, quan trọng để phát triển một nền kinh tế trí thức bền vững. Và để phát triển hệ sinh thái ĐMST đó, chúng ta không thể không chú trọng đến mô hình khởi nguồn công nghệ (Spin off) và đặc biệt vai trò dẫn dắt, tiên phong to lớn của trường đại học, viện nghiên cứu nơi không những đóng góp nhiều ý tưởng và công nghệ đột phá mà còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực không những giàu tiềm năng công nghệ, mà còn đầy sức trẻ với khát vọng khởi nghiệp mạnh mẽ, luôn sáng tạo và sẵn sàng hành động vì một đất nước Việt Nam hùng cường.

https://enternews.vn/