Chiều 21/1, tại Hà Nội, ActionAid Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn kết quả nghiên cứu Đại dịch Covid-19 và các biện pháp ứng phó.

leftcenterrightdel
 

Dự hội thảo có đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân, ông Daniel Van Houtte; nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có Tiến sĩ Đỗ Thị Diệp, Trưởng nhóm nghiên cứu (hiện nay TS. Đỗ Thị Diệp đang giữ vai trò là Bí thư Liên chi đoàn khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn); đại biểu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam có TS. Nguyễn Hữu Nhuần, Phó Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, PGS. TS Nguyễn Phượng Lê, Trưởng Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và chính sách, TS. Lê Thị Thanh Loan giảng viên Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và chính sách cùng đông đảo các nhà khoa học, tổ chức, cá nhân quan tâm.

leftcenterrightdel
 Các diễn giả tham gia phần tọa đàm tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, nhà báo Tạ Việt Anh, đại diện Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) cho biết, kể từ khi bùng phát đến nay, đại dịch Covid-19 đã tái định hình về vai trò của lao động phi chính thức trong nền kinh tế, về vai trò của Chính phủ trong đầu tư công và đặc biệt là vai trò của phụ nữ trong quá trình dẫn dắt cộng đồng và xã hội vượt qua đại dịch.

Trong hơn một năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và sáng tạo trong phòng chống Covid-19, được thế giới công nhận và hoan nghênh, bước đầu kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng dành 62 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Kết quả nghiên cứu “Lao động phi chính thức trong đại dịch Covid-19 và các biện pháp ứng phó” được báo cáo tại hội thảo nhằm phân tích những ảnh hưởng của đại dịch đối với nhóm lao động phi chính thức tại hai đô thị lớn, là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và cách thức ứng phó của nhóm đối tượng này với “cú sốc” Covid-19 trên bốn khía cạnh: việc làm, thu nhập, sức khỏe và quan hệ giới trong gia đình.

Đại diện các nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Kinh tế quốc dân thông tin về kết quả nghiên cứu chỉ rõ, “cú sốc” Covid-19 gây ra sự nghèo đói và bất bình đẳng nặng nề hơn trong xã hội. Trong số các nhóm có nguy cơ chịu ảnh hưởng nhất về kinh tế - xã hội, những người lao động phi chính thức, bao gồm cả phụ nữ, người có tuổi và người ở nhà tạm, là đối tượng cần có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ.

Tại Hội thảo, TS. Đỗ Thị Diệp, Trưởng nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trình bày nội dung “Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 lên lao động phi chính thức tại thành thị và các biện pháp ứng phó”.

leftcenterrightdel
Tiến sĩ Đỗ Thị Diệp phát biểu trình bày nội dung nghiên cứu tại Hội thảo
 Tiến sĩ Đỗ Thị Diệp phát biểu trình bày nội dung nghiên cứu tại Hội thảo

Tham gia phần toạ đàm tại Hội thảo có Bà Hoàng Phương Thảo, Giám đốc quốc gia ActionAid Việt Nam (AAV); Ông David Archer, Chuyên gia Quốc tế về Dịch vụ Công cộng Tài chính (chia sẻ trực tuyến từ Vương quốc Anh); TS. Nguyễn Hữu Nhuần, Phó Trưởng khoa Kinh tế và PTNT; PGS. TS Nguyễn Phượng Lê, Trưởng Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và chính sách; TS. Đỗ Thị Diệp, Trưởng nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ông Daniel Van Houtte, Trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Chi tiết xem tại:

https://nhandan.com.vn/.../lao-dong-nu-phi-chinh-thuc.../

https://vnews.gov.vn/.../lao-dong-phi-chinh-thuc-bi-anh...

Một số hình ảnh tại Hội thảo

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel