Sáng 30/5/2020, tại UBND huyện Ứng Hòa, dưới sự chủ trì của UBND huyện Ứng Hòa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở KHCN Hà Nội đã thảo luận các giải pháp phát triển nông nghiệp của huyện Ứng Hòa.

leftcenterrightdel
 

Đồng Chí Nguyễn Chí Viễn – Thay mặt UBND huyện đã trình bày bản dự thảo đề án “Phát triển nông nghiệp của Huyện” trong đó đánh giá những thành tựu và đóng góp của nông nghiệp huyện Ứng Hòa với sự phát triển kinh tế của huyện như: Giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đất nông nghiệp tăng, trong đó tăng mạnh nhất là giá trị thu từ chăn nuôi thủy sản tập trung. Trong trồng trọt thì cây ăn quả có giá trị thu được/ha đất cao hơn cả 300,5 triệu đồng/ha. Ngành trồng trọt của Huyện giai đoạn 2010-2020 đã phát triển toàn diện: Đã hình thành vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, cùng giống, cùng thời vụ quy mô trên 9.000ha gieo trồng cả năm; Từng bước hình thành và phát triển vùng cây ăn quả tập trung, mô hình trồng rau, dưa trong nhà lưới, nhà kính cho hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi giai đoạn 2010-2020 đã có bước phát triển đột phá theo hướng chăn nuôi tập trung, thâm canh, từng bước hình thành các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trang trại, gia trại. Thủy sản giai đoạn 2010-2020 đã tập trung phát triển theo hướng tập trung, thâm canh. Sản lượng tăng trưởng bình quân 12%/năm. Một số diện tích nuôi thâm canh có năng suất đạt 20 tấn/ha.

Một số hạn chế: Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác còn thấp, năm 2020 đạt 220 triệu đồng/ha/năm, thấp hơn so với mặt bằng chung của thành phố. Quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là quy mô hộ gia đình nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; khó đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao. Tỷ lệ cơ giới hóa trong trồng trọt, nhất là khâu cấy trong sản xuất lúa còn ở mức thấp; Sản xuất tập trung vào các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, thiếu liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Các sản phẩm nông sản của huyện hầu hết chưa có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm, chưa có nhãn mác hàng hóa. Sản phẩm nông sản sản xuất ra hầu như chưa được sơ chế, chế biến, bảo quản; giá trị sản phẩm còn thấp, giá bán bấp bênh, chưa có tính cạnh tranh; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản tăng giá trị sau thu hoạch.

leftcenterrightdel
 

Tham gia hội thảo, GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, trình bày một số giải pháp hỗ trợ để phát triển nông nghiệp của Huyện. Theo GS.T S. Nguyễn Thị Lan – huyện Ứng Hòa là huyện thuộc vùng trũng và nằm trong vành đai xanh của thành phố, do vậy “Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững là định hướng chính”; Huyện nên tập trung vào một số nhiệm vụ như: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực; Phát triển một số chuỗi giá trị chủ lực của huyện: Lúa chất lượng; cá; lợn và gia cầm (gà, vịt); cây ăn quả…; Tổ chức và quản lý môi trường.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Kết luận hội nghị, Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa Nguyễn Phi Thường trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quản lý; đồng thời, đề nghị các sở, ngành tham mưu UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ huyện trong giải quyết vấn đề nguồn nước để phát triển nông sản sạch, nuôi trồng thủy sản; Học viện Nông nghiệp Việt Nam tạo điều kiện hỗ trợ huyện đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật giúp huyện phát triển các chuỗi chủ lực… 

 

Ban KH&CN