Sáng ngày 21/01/2022, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ film sinh học tự hủy (SFC). Buổi lễ được tổ chức trực tiếp tại Hội trường C, Nhà Hành chính và kết nối trực tuyến với đại diện của Công ty Lupin Platform, Công ty Aimstone (Canada), sinh viên Học viện, học sinh các trường THPT trên cả nước thông qua nền tảng Zoom.

 

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh buổi lễ
leftcenterrightdel
 Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác có sự tham gia của sinh viên Học viện, học sinh các trường THPT trên cả nước
 

Phát biểu chào mừng buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện bày tỏ vui mừng khi được hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam. Theo GS.TS. Nguyễn Thị Lan, mặc dù, nông nghiệp đã và đang là bệ đỡ quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Nông sản của Việt Nam, sản phẩm nông nghiệp đã có mặt trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng về cơ bản, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc. Đứng trước thách thức của bối cảnh mới, Việt Nam cần phát triển một nền nông nghiệp thông minh, nền nông nghiệp tri thức, ứng dụng công nghệ cao để sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

leftcenterrightdel
 GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu chào mừng buổi lễ

 

GS.TS. Nguyễn Thị Lan đánh giá cao tiềm năng của Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam, đồng thời hi vọng rằng, việc ký kết hợp tác giữa hai đơn vị sẽ là tiền đề quan trọng để lựa chọn và ứng dụng các công nghệ hiện đại áp dụng vào Việt Nam, góp phần phát triển nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững và khả năng cạnh tranh cao.

Cũng tại buổi lễ, ông Lê Tuấn Khải - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam cho biết, Công ty Aimstone là một công ty có uy tín tại Canada, chuyên tư vấn và quản lý đầu tư, phát triển dự án mới, tư vấn điều phối đầu tư dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm tại Canada. Đặc biệt, Công ty còn là cổ đông chiến lược của dự án trồng lúa sử dụng công nghệ SFC và công nghệ phủ đất tự động.

 

leftcenterrightdel
 Ông Lê Tuấn Khải - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Ông Lê Tuấn Khải cho biết thêm, công nghệ SFC là một công nghệ tiên tiến, giải quyết đồng thời được các vấn đề mà nông nghiệp đang đối mặt như năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh. Để chuẩn bị cho việc phát triển công nghệ này vào việc trồng trên nhiều cây trồng tại nước ta, Công ty nhận thấy cần phải thiết lập một mối quan hệ hợp tác với một tổ chức trong nước. Tin tưởng rằng cùng với sự đồng hành của đội ngũ cán bộ, viên chức, các nhà khoa học và sinh viên của Học viện, dự án sẽ tạo ra được sức lan tỏa rộng rãi, áp dụng tốt trên nhiều vùng sinh thái của Việt Nam.

 

leftcenterrightdel
 Ông Lê Minh Tuấn - CEO của Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam giới thiệu về Công ty và chương trình hợp tác dài hạn giữa hai đơn vị
leftcenterrightdel
 Ông Tristan Choi - CEO của Công ty Lupin Platform, Canada giới thiệu về Công ty Lupin Platform
leftcenterrightdel
 Nghi thức lễ ký kết giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam

 

Tại buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, đại diện lãnh đạo hai đơn vị, GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện và ông Lê Minh Tuấn - CEO của Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam đã cùng ký kết bản thỏa thuận định hướng các nội dung hợp tác giữa hai bên.

Công nghệ SFC là một công nghệ tiên tiến, giải quyết đồng thời được các vấn đề mà nông nghiệp đang đối mặt như năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh. Đây là phương pháp canh tác cây trồng trên đất khô, thân thiện với môi trường và thúc đẩy việc loại bỏ hoàn toàn thuốc diệt cỏ, giảm 80% lượng nước tưới (trên lúa), giảm phát thải 70-80% CO2-eq (giảm 7 tấn CO2/ha).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần Thương mại Aimstone Việt Nam sẽ hợp tác ứng dụng công nghệ này trong trồng lúa, đậu lupin, cây đay (sản xuất than sinh học) và cây dược liệu, xây dựng nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu (hàng nghìn ha) tại các địa phương của Việt Nam để tạo các sản phẩm giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

 

Lan Hương - TT QHCC&HTSV

Ảnh: Trung Đức, Hoàng Hòa - TT QHCC&HTSV