Việt Nam đang nuôi trồng khoảng trên 20 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Năng suất hàng năm đạt gần 400.000 tấn nấm tươi với doanh thu trên 500 triệu USD. Bước đầu Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất nấm của một số loại nấm chủ lực; thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tốt.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực nấm ăn và nấm dược liệu hiện nay đang rất thiếu. Ngoại trừ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì hệ thống các trường đại học của Việt Nam hiện nay chưa đào tạo chuyên ngành nấm bậc đại học; chưa có viện nghiên cứu chuyên ngành nấm; hệ thống các trường cao đẳng, dạy nghề ở địa phương đều thiếu giáo viên có tay nghề giỏi và cơ sở vật chất phù hợp; chuyên gia công nghệ, nghiên cứu viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên nghề nấm rất thiếu và yếu.

Nhằm khắc phục những bất cập trong việc phát triển ngành nấm của Việt Nam, đặc biệt giúp sinh viên ngành Công nghệ sinh học có thêm nghề nghiệp vững vàng khi tốt nghiệp. Từ năm 2015, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã mở chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu (POHE) tập trung vào định hướng nghề nghiệp về lĩnh vực Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu.

 

leftcenterrightdel
TS. Ngô Xuân Nghiễn hướng dẫn sinh viên tại phòng thực hành nuôi trồng nấm dược liệu (Đông trùng hạ thảo)
 TS. Ngô Xuân Nghiễn hướng dẫn sinh viên tại phòng thực hành nuôi trồng nấm dược liệu (Đông trùng hạ thảo)

 

Chương trình Công nghệ sinh học nấm ăn, nấm dược liệu theo định hướng nghề nghiệp (POHE) được xây dựng dựa trên kết quả điều tra nhu cầu thị trường lao động, được phát triển cùng với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động và tham khảo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu sẽ được trang bị kiến thức về kỹ thuật chọn tạo giống nấm; công nghệ nhân giống nấm; nuôi trồng, bảo quản, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu; kỹ thuật phòng và chống bệnh trong sản suất nấm; xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nấm công nghệ cao; công nghệ vi sinh; nông nghiệp công nghệ cao cùng với kiến thức về kinh doanh, quản lý kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị khả năng phân tích, đánh giá, viết và trình bày báo cáo khoa học; có kỹ năng truyền thông và diễn đạt ý tưởng.

 
leftcenterrightdel
Sinh viên khoa Công nghệ sinh học đi thực địa thu mẫu nấm tại Vườn quốc gia Cúc Phương
 Sinh viên khoa Công nghệ sinh học đi thực địa thu mẫu nấm tại Vườn quốc gia Cúc Phương
leftcenterrightdel
Sinh viên khoa Công nghệ sinh học thực tập tại Công ty nấm Kinoko Thanh cao, Mỹ Đức, Hà Nội
 Sinh viên khoa Công nghệ sinh học thực tập tại Công ty nấm Kinoko Thanh cao, Mỹ Đức, Hà Nội

 

Theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên có cơ hội học tập thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trong và ngoài nước. Ngoài ra, sinh viên còn có nhiều cơ hội đi thực tập nghề nghiệp tại nước ngoài để trau dồi kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp khi ra trường.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu có thể làm việc tại các vị trí:

- Cán bộ, công chức làm việc tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước, cán bộ khuyến nông ở các Sở, Bộ, Ngành.

- Nhân viên trong các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ sinh học nấm ăn, nấm dược liệu.

- Kỹ thuật viên ngành nấm cho các công ty sản xuất nấm trong và ngoài nước, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật cho gia trại, trang trại, hợp tác xã sản xuất nấm.

- Nghiên cứu viên làm việc ở phòng thí nghiệm, phòng phân tích, kiểm định ở viện nghiên cứu, bệnh viện.

- Thực tập sinh, tu nghiệp sinh làm việc tại nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ sinh học nấm ăn, nấm dược liệu.

- Làm chủ trang trại, doanh nghiệp quản lý sản xuất và kinh doanh nấm, các sản phẩm nông nghiệp.

 

Khoa CNSH