Trong mùa tuyển sinh năm 2019, Luật kinh tế là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm đăng ký bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

 
leftcenterrightdel
Ngành Luật kinh tế là một trong những ngành học có nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng
 Ngành Luật kinh tế là một trong những ngành học có nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng

 

Giới thiệu về ngành Luật Kinh tế

Luật Kinh tế là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại. Ngành luật này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng... để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các tổ chức, cá nhân và sự khởi nghiệp của bản thân người học.

leftcenterrightdel
Một tiết học pháp luật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
 Một tiết học pháp luật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế

Trong  môi trường tự do và hội nhập, các doanh nghiệp đang hợp tác và cạnh tranh vô cùng đa dạng dưới nhiều hình thức hoạt động kinh doanh khác nhau. Theo đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành nghề quan trọng, gắn liền với “thiên chức” đảm bảo cho xã hội một môi trường kinh doanh công bằng, lý tưởng.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp,  đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Những con số này sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới. Vì vậy, ngành Luật kinh tế đang được xếp vào nhóm các ngành “hot” nhất cả nước.

Sinh viên theo học ngành này, sau khi tốt nghiệp, có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:

- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.

- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp

- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.

- Tự hành nghề.

 
leftcenterrightdel
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước
 Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước

 

Ngành Luật Kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trường đào tạo đa ngành, trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan…

Sinh viên theo học ngành Luật Kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam không chỉ được trang bị kiến thức xã hội, kinh tế, quản trị, quy định của pháp luật quốc gia, kỹ năng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà còn được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn... Đặc biệt, sinh viên Học viện sẽ được thường xuyên thực hành, xử lý tình huống pháp luật thông qua phương pháp giáo dục “mô phỏng” phiên tòa giả định; tập sự tại các phiên tòa, văn phòng luật sư, sự kiện “Ngày hội Pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn.

leftcenterrightdel
Chiếu phim chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
 Chiếu phim chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
 
leftcenterrightdel
Cuộc thi Thanh niên với kiến thức pháp luật năm 2018
 Cuộc thi Thanh niên với kiến thức pháp luật năm 2018

 

Nếu bạn yêu thích ngành Luật Kinh tế và yêu thích ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

Mã nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức

tuyển sinh

HVN

HVN14

A00: Toán, Lý, Hóa

C20: Văn, Địa lý, Giáo dục công dân

C00: Văn, Sử, Địa

D01: Toán, Văn, Tiếng Anh

- Tuyển thẳng: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện

- Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm

- Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2020: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

TTQHCC&HTSV + Bộ môn Pháp luật