1. Chuyên ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao
v Mục tiêu đào tạo
a. Mục tiêu chung
Chuyên ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao đào tạo những cử nhân có chuyên môn vững vàng trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế tài chính; có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phát hiện, giải quyết những vấn đề thách thức mới trong các lĩnh vực kinh tế tài chính; có khả năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức trong nước cũng như quốc tế; có khả năng phát triển nghề nghiệp, theo đuổi cơ hội học tập cao hơn và làm việc ở những vị trí cấp quản lý trong các lĩnh vực kinh tế tài chính.
b. Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao:
PO1: Có được việc làm trong các lĩnh vực kinh tế tài chính tại cơ quan công lập, doanh nghiệp và tổ chức sử dụng các kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình đào tạo.
PO2: Đóng góp vào những giải pháp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế tài chính; Sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong lĩnh vực kinh tế tài chính.
PO3: Theo đuổi học tập bằng cấp cao hơn; phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo; quản lý chương trình và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế tài chính ở trong nước và quốc tế.
PO4: Trở thành công dân có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghề, năng động, và sáng tạo.
v Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có các kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
a. Kiến thức
* Kiến thức chung
ELO1: Hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội; Hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật quân sự cấp trung đội, biết sử dụng súng ngắn và một số loại vũ khí bộ binh thường dùng.
ELO2: Mô tả được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Áp dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống.
ELO3: Phân biệt và giải thích được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu; Trình bày các vấn đề xã hội gồm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, pháp luật trong sử công nghệ thông tin và truyền thông.
* Kiến thức chuyên môn
ELO4: Vận dụng được kiến thức chung về toán, tin, môi trường luật pháp, giao tiếp trong giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính.
ELO5: Vận dụng thành thạo các phương pháp thống kê kinh tế, kinh tế lượng, nghiên cứu kinh tế trong tổng hợp, phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế tài chính ở các đơn vị kinh tế.
ELO6: Vận dụng được các nguyên lý kinh tế học cơ bản, kinh tế học sản xuất, tài chính tiền tệ, nguyên lý kế toán, phương pháp nghiên cứu kinh tế để ra quyết định trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế tài chính.
ELO7: Vận dụng kiến thức về quản lý tài chính, tài chính công, nguyên lý thuế, quản lý ngân sách, để ra các quyết định trong quản lý tài chính ở các đơn vị công lập.
ELO8: Vận dụng kiến thức quản trị rủi ro, quản trị tài chính để phân tích tài chính của các hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế, ra quyết định phù hợp với yêu cầu thực tiễn về hội nhập kinh tế tài chính quốc tế.
ELO9: Xây dựng được kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý tài chính của các hoạt động kinh tế trong từng lĩnh vực, ngành nghề, đơn vị một cách phù hợp.
ELO10: Đề xuất được các chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, tài chính.
b. Kỹ năng
* Kỹ năng chung
ELO11: Sử dụng được máy tính, Internet, xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu đáp ứng công việc cơ bản.
ELO12: Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B2 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương. Phân tích được các vấn đề kinh tế tài chính cơ bản bằng tiếng Anh.
ELO13: Làm việc độc lập, điều hành làm việc nhóm, quản lý bản thân, có kỹ năng hội nhập quốc tế.
* Kỹ năng chuyên môn
ELO14: Có tư duy phê phán, logic, sáng tạo trong phân tích, tranh luận về chính sách, giải pháp quản lý kinh tế tài chính một cách hiệu quả nhằm tạo ra sự phát triển.
ELO15: Tự lý giải, dự đoán trước những hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế cũng như chính sách về tài chính trước các biến cố kinh tế trong cuộc sống.
ELO16: Phối hợp các kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng công cụ, kiến thức toán, phần mềm chuyên ngành để khảo phân tích, khảo sát, đánh giá thông tin nhằm ra các quyết định kinh tế tài chính phù hợp.
ELO17: Có kỹ năng đọc, viết, trình bày, tóm tắt, tổng hợp các vấn đề kinh tế tài chính bằng tiếng Anh.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
ELO18: Chủ động lập kế hoạch, điều phối và phát huy trí tuệ tập thể trong giải quyết các công việc về kinh tế tài chính ở các cấp, các ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế; Phát triển khả năng thích nghi với các môi trường làm việc.
ELO19: Tích cực tự tin và quyết đoán trong đàm phán các vấn đề kinh tế tài chính cấp quốc tế, quốc gia, vùng.
ELO20: Hình thành ý thức tự học tập suốt đời, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu, sáng tạo trong công việc liên quan tới kinh tế tài chính.
ELO21: Hình thành thói quen cư xử đúng mực, có tinh thần trách nhiệm, có văn hóa, đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật.
v Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao có thể công tác trong các vị trí sau:
- Cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tài chính từ cấp trung ương đến địa phương.
- Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực kinh tế tài chính.
- Nhân viên quản lý tài chính trong các cơ sở, đơn vị kinh tế.
- Nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.
- Chủ các cơ sở, đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tài chính.
v Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao có thể học tập văn bằng hai hoặc tiếp tục ở các bậc đào đào tạo cao hơn ở về Kinh tế, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Quản lý nhà nước…