NGÀNH: QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH- Mã ngành: 7340418
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo thí điểm ngành Quản lý và phát triển du lịch có mục tiêu chung là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ lý luận, có kiến thức chuyên môn về kinh tế, xã hội và du lịch; có phương pháp, năng lực tổ chức trong quản lý và phát triển du lịch và các lĩnh vực liên quan trong nền kinh tế. Chương trình đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức cả trong nước và quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý và phát triển du lịch:
MT1: Thực hiện trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, năng động và tác phong làm việc tiên tiến.
MT2: Lập kế hoạch, tổ chức và điều hành các hoạt động, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành du lịch.
MT3: Có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động tự học, nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học.
MT4: Có khả năng hoạt động như các nhà kinh doanh, người quản lý ở các cơ quan quản lý và phát triển du lịch hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực du lịch.
2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
2.1. Kiến thức
- Kiến thức chung
- CĐR 1: Áp dụng kiến thức pháp luật, khoa học chính trị xã hội và nhân văn vào hoạt động nghề nghiệp.
- Kiến thức chuyên môn
- CĐR 2: Phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính, quản trị để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong ngành du lịch;
- CĐR 3: Đánh giá cơ hội thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế về sản phẩm và dịch vụ trong các tổ chức du lịch;
- CĐR 4: Vận dụng tư duy phản biện để xây dựng chiến lược, kế hoạch, dự án trong lĩnh vực du lịch;
2.2. Kỹ năng
- Kỹ năng chung
- CĐR 5: Phối hợp làm việc nhóm với vai trò một nhà lãnh đạo và một thành viên trong nhóm để đạt mục tiêu đặt ra;
- CĐR 6: Sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại để xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn;
- CĐR 7: Vận dụng kỹ năng giao tiếp đa phương tiện, đa văn hóa, đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh
- Kỹ năng chuyên môn
- CĐR 8: Tổ chức các hoạt động du lịch trong thực tiễn;
- CĐR 9: Vận dụng các phương pháp, công nghệ để tiến hành nghiên cứu về quản lý và phát triển du lịch;
- CĐR 10: Ra quyết định giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp;
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- CĐR 11: Tuân thủ quy định của luật pháp, thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường;
- CĐR 12: Định hướng tương lai rõ ràng, phát triển bản thân và có ý thức học tập suốt đời.
2.3. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành quản lý và phát triển du lịch có thể làm việc tại các tổ chức và doanh nghiệp du lịch thuộc các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực lữ hành: Hướng dẫn viên du lịch, đại lý du lịch, trợ lý khách sạn, nhân viên tiếp tân, tư vấn du lịch, điều phối du lịch
- Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng du lịch: Phụ trách các hoạt động thiết kế, cung ứng và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng;
- Lĩnh vực nghiên cứu thị trường du lịch: Đảm nhận các công việc nghiên cứu và phân tích thị trường trong các công ty chuyên nghiên cứu thị trường, hay bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty;
- Lĩnh vực truyền thông du lịch: Thực hiện các hoạt động thiết kế và quản trị các chương trình truyền thông, quảng bá (quảng cáo, tổ chức sự kiện) về du lịch;
- Lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch: các cơ quan, ban ngành về du lịch.
- Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, giảng viên đào tạo về du lịch trong các trường đại học, các viện đào tạo
2.4. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước và quốc tế ngành Quản lý du lịch, quản trị kinh doanh, kế toán và các ngành liên quan khác.