NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
v Mục tiêu đào tạọ
Mục tiêu chung: Đào tạo Cử nhân ngôn ngữ Anh có kiến thức tốt về tiếng Anh, sử dụng thành thạo tiếng Anh (tối thiểu tương đương mức C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu), có kỹ năng và tác phong nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt và có khả năng thích ứng cao để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, người học có khả năng:
Mục tiêu 1: Tổ chức và thực hiện hiệu quả các lĩnh vực chuyên môn như: biên – phiên dịch, giảng dạy tiếng Anh, nghiên cứu ngôn ngữ, quản trị văn phòng, các lĩnh vực của hoạt động kinh tế và xã hội cần sử dụng tiếng Anh;
Mục tiêu 2: Sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ C1 (bậc 5) trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn.
Mục tiêu 3: Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, khả năng tự học nâng cao trình độ và tự chịu trách nhiệm.
Mục tiêu 4: Khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, ngoại ngữ…
v Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
a, Về kiến thức
* Kiến thức chung
CĐR 1:Áp dụng kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, chính trị, quản lý, quản trị, pháp luật, môi trường, sự hiểu biết về các vấn đề đương đại và quốc tế vào ngành ngôn ngữ Anh;
CĐR 2: Phân tích kiến thức về lý thuyết tiếng Anh và tiếng Việt để thực hiện được công việc chuyên môn;
CĐR 3:Đánh giá được các văn bản tiếng Anh và tiếng Việt sử dụng trong công việc
* Kiến thức chuyên môn
CĐR4:
- Định hướng biên, phiên dịch: Đánh giá sản phẩm trong hoạt động biên phiên dịch.
- Định hướng giảng dạy tiếng Anh: Đánh giá tài liệu, giáo trình, bài giảng và các sản phẩm trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
CĐR 5:
- Định hướng biên, phiên dịch: Sáng tạo, linh hoạt khi thực hiện công việc dịch thuật dựa trên lý thuyết biên phiên dịch cơ bản và nâng cao
- Định hướng giảng dạy tiếng Anh: Sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học dựa trên kiến thức về lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh và công nghệ thông tin
b, Kỹ năng
*Kỹ năng chung
CĐR 6:Vận dụng tư duy phản biện, sáng tạo vào giải quyết các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin, thuyết trình, viết thư tín, viết báo cáo khoa học bằng tiếng Anh; Phối hợp làm việc nhóm và thực hiện thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng trong công việc;
CĐR 7: Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: Phối hợp các kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc và Viết) để sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.
CĐR 8: Sử dụng ngoại ngữ 2 đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam(TT 01/2014/TT-BGDĐT): Vận dụng kĩ năng giao tiếp đa phương tiện với các bên liên quan trong môi trường đa dạng, đa văn hóa, đọc hiểu tài liệu đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng ngoại ngữ 2.
*Kỹ năng chuyên môn
CĐR 9:
- Định hướng biên, phiên dịch: Thực hiện sáng tạo và phát triển các kỹ năng biên phiên dịch liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp, Kinh tế, Văn hóa,Xã hội, Giáo dục…;
- Định hướng giảng dạy tiếng Anh: Thực hiện sáng tạo các hoạt động dạy-học và nghiên cứu khoa học;
CĐR 10:
- Định hướng biên, phiên dịch: Vận dụng các kỹ năng giao dịch, đàm phán, quản trị văn phòng... giải quyết vấn đề trong công việc bằng tiếng Anh trong nước và quốc tế.
- Định hướng giảng dạy tiếng Anh: Vận dụng các kỹ năng thiết kế, điều chỉnh và phát triển tài liệu giảng dạy một cách chuyên nghiệp đồng thời vận dụngđa dạng hóa các phương pháp và thủ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.
c, Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
CĐR 11:Phát triển tinh thần khởi nghiệp và thôi thúc bởi động cơ học tập suốt đời.Thực hiện trách nhiệm xã hội, tôn trọng và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
CĐR 12: Phát huy trí tuệ tập thể; luôn có động cơ thúc đẩy năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn;thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
v Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có khả năng đảm nhiệm công tác tại các vị trí như biên dịch, phiên dịch, quản lý, nhân viên văn phòng, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị làm việc như:
+ Các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực có sử dụng ngôn ngữ Anh.
+ Các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu ngôn ngữ.
+ Các cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, trung học phổ thông.
+ Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến ngành Ngôn ngữ Anh.